Trang chủ

Tư vấn doanh nghiệp

Tôn lợp mái

Du lịch Hải Đăng

Vật liệu XD

Khẩu trang Y tế

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Kế toán tổng hợp là gì? Mô tả công việc kế toán tổng hợp chi tiết

0/5 (0 votes)
- 10

Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói tại tphcm với mọi ngành nghề khác nhau như xây dựng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, sữa chữa,….. 

Đến với Tân Thành Thịnh, mọi khách hàng không chỉ an tâm trong việc xử lý các công việc liên quan đến kế toán, thuế mà còn được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp lý, hồ sơ doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp.

Kế toán tổng hợp

Trong doanh nghiệp, kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm cho mọi hồ sơ sổ sách kế toán từ tổng quan đến chi tiết. Đây là một vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vậy kế toán tổng hợp là gì? Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp là gì, cùng tìm hiểu chi tiết bài viết này nhé.

1. Kế toán tổng hợp là gì?

Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm ghi chép, tổng hợp và lưu trữ toàn bộ các sổ sách, chứng từ, tài liệu liên quan đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. 

Từ đó phản ánh toàn bộ tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp thông qua các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm theo quy định.


Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp của kế toán trưởng, nhân viên kế toán tổng hợp có trách nhiệm phối hợp với kế toán trưởng và các bộ phân kế toán khác để thực hiện xây dựng và phát triển bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp được ví như trợ lý đắc lực cho kế toán trưởng.

1.1 Vai trò của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Kế toán tổng hợp có vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Sau đây là vai trò quan trọng của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp:

  • Là người chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, xử lý, kiểm tra, ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh nghiệp, họ chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán.
  • Kế toán tổng hợp là người trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến tài chính trong công ty một cách chính xác nhất bởi họ là người nắm vững mọi sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp từ tổng quan đến chi tiết.
  • Kế toán tổng hợp cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra cũng như theo dõi các diễn biến thị trường nhằm quản lý doanh nghiệp đạt hiệu suất tốt hơn.
  • Những số liệu kế toán tổng hợp cung cấp giúp nhà quản lý nắm rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời cho hoạt động sản xuất.

1.2 Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Một kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp có những quyền hạn và trách nhiệm như sau:

a) Quyền hạn kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Quyền hạn của kế toán tổng hợp gồm:

  • Phối hợp và yêu cầu bộ phân liên quan cung cấp các báo cáo có liên quan đến kế toán để thực hiện công việc của mình. Các kế toán viên được yêu cầu cũng phải phối hợp với kế toán tổng hợp để cung cấp tài liệu một cách chính xác và đúng quy định.
  • Có quyền được trực tiếp yêu điều chỉnh nghiệp vụ kế toán nếu như có phát sinh các sai sót gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
  • Đưa ra các đề xuất về kế hoạch hoạt động trong doanh nghiệp lên Ban Giám đốc để xem xét, phê duyệt, hỗ trợ tốt cho hoạt động phát triển của công ty.
  • Có quyền đề cử các nhân viên có thành tích xuất sắc cho các giải thưởng định kỳ của doanh nghiệp hay đề xuất thăng chức cho nhân viên cấp dưới nếu có năng lực và trình độ cao.

b) Trách nhiệm của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Kế toán tổng hợp là một vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, kế toán tổng hợp là người góp phần trong việc hoàn thiện sổ sách từ chi tiết cho đến tổng hợp để đảm bảo quyền lợi và sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó trách nhiệm kế toán tổng hợp cực kỳ lớn, cụ thể như sau:

  • Chịu trách nhiệm chính trong mọi hồ sơ, sổ sách kế toán từ chi tiết cho đến tổng hợp.
  • Có trách nhiệm xây dựng quy trình làm việc của bộ máy kế toán, cụ thể: tổ chức, đưa ra các kế hoạch phân công công việc cụ thể đến cho các nhân viên kế toán cấp trong bộ phận sao cho phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người và hỗ trợ các nhân viên mới hoàn thành công việc khi cần thiết. Từ đó hoàn thành công việc của mình thuận lợi.
  • Kế toán tổng hợp có trách nhiệm phối hợp với kế toán trưởng để thực hiện xây dựng và phát triển bộ máy kế toán sao cho phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đưa ra các đề xuất tích cực để cải thiện lại quy trình kế toán, đảm bảo mang lại một hệ thống phù hợp, vận hành liên tục và đạt được hiệu quả cao nhất
  • Là người cập nhật thông tin về các chế độ kế toán, các quy định, nguyên tắc và chuẩn mực liên quan đến kế toán, các vấn đề về luật kế toán, thuế,... để áp dụng chính xác vào quy trình làm việc tại doanh nghiệp.
  • Thực hiện kiểm tra về các định khoản của kế toán viên để đảm bảo cho việc hạch toán chính xác, diễn ra kịp thời, hợp pháp.

1.3 Công việc kế toán tổng hợp

Một kế toán tổng hợp cần thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ công việc sau đây:

  • Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh.
  • Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp.
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không.
  • Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.
  • Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành.
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ.
  • In sổ kế toán.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê,…
  • Lập các báo cáo thuế.
  • Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.
  • Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến.

2. Mô tả công việc kế toán tổng hợp chi tiết

Với vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, kế toán tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm chính trong hồ sơ, sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp. Sau đây, Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến quý khách hàng bảng mô tả chi tiết công việc kế toán tổng hợp hiện nay.


2.1 Công việc hằng ngày phải làm của kế toán tổng hợp

  • Ghi chép, thu thập, tổng hợp, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán theo các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày của doanh nghiệp. Nếu phát hiện sai xót về hóa đơn, chứng từ cần phải xử lý ngay theo quy định.
  • Lập phiếu thu/ chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày
  • Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác

2.2 Công việc hằng tháng phải làm của kế toán tổng hợp

  • Kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp theo tháng.
  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN hàng tháng và các loại thuế khác nếu có.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng.
  • Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động, khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ

2.3 Công việc hằng quý phải làm của kế toán tổng hợp

  • Lập tờ khai thuế GTGT, tạm tính Thuế TNDN, thuế TNCN theo quý. Lưu ý hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
  • Lập báo cáo doanh thu, chi phí của doanh nghiệp theo quý.
  • Lập báo cáo công nợ tổng hợp theo quý.

2.4 Công việc hằng năm phải làm của kế toán tổng hợp   

a) Công việc đầu năm

  • Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.
  • Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước, thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1.
  • Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3.

b) Công việc cuối năm

  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN năm.
  • Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.
  • Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp.
  • Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó.
  • Lưu trữ các chứng từ và số sách.

3. So sánh kế toán tổng hợp và kế toán kho

Kế toán tổng hợp và kế toán kho là 2 vị trí hoàn toàn khác nhau trong doanh nghiệp, mỗi vị trí đảm bảo một vai trò công việc và trách nhiệm riêng. Tại đây, Tân Thành Thịnh sẽ giúp bạn phân biệt khác nhau giữa 2 vị trí kế toán này nhé.


3.1 Về bản chất

Vị trí kế toán tổng hợp và kế toán kho khác nhau hoàn toàn về bản chất, cụ thể là:

a) Bản chất kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm ghi chép, tổng hợp và lưu trữ toàn bộ các sổ sách, chứng từ, tài liệu liên quan đến các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. 

Từ đó phản ánh toàn bộ tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp thông qua các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm theo quy định.

b) Bản chất kế toán kho

Kế toán kho là người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc liên quan tới kho như theo dõi hàng hóa, nhập xuất hàng hóa, lập hóa đơn và chứng từ, theo dõi việc xuất nhập hàng hóa, đối chiếu hóa đơn, chứng từ với số liệu kho và quản lý công việc trong kho giúp hạn chế tối đa những rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp.

3.2 Về công việc

Công việc kế toán kho và kế toán tổng hợp hoàn toàn khác nhau:

a) Công việc kế toán tổng hợp

  • Chịu trách nhiệm chính trong mọi hồ sơ, sổ sách giấy tờ từ tổng hợp đến chi tiết.
  • Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.
  • Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành.
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê,…
  • Lập các báo cáo thuế.
  • Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.
  • Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến

b) Công việc kế toán kho

  • Quản lý hàng hóa xuất nhập kho và thực hiện báo cáo hàng hóa đầy đủ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và các phòng ban khác.
  • Quản trị số lượng hàng tồn kho theo chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa… giúp dễ dàng truy xuất dữ liệu và quản lý được tài sản của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
  • Quản lý được chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng của từng lô hàng một cách cụ thể để đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.
  • Kiểm tra, đối chiếu tình hình xuất nhập hàng giữa số liệu thực tế và chứng từ giúp đảm bảo sự chính xác cao, hạn chế mọi rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp.
  • Cung cấp được dữ liệu một cách chính xác về việc tiêu thụ hàng hóa để hỗ trợ công việc cho các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận kinh doanh. Để mỗi phòng ban có chiến lược và kế hoạch phát triển công việc cụ thể.

3.3 Về quyền hạn

Sự khác nhau về quyền hạn của kế toán tổng hợp và kế toán kho như sau:

a) Quyền hạn của kế toán tổng hợp

  • Khi kế toán tổng hợp phát hiện ra các sai sót. Hoàn toàn có thể yêu cầu các kế toán viên điều chỉnh sai sót.
  • Có quyền hạn yêu cầu các nhân viên kế toán khác cung cấp cho mình tài liệu theo đúng quy định trong công ty.

b) Quyền hạn của kế toán kho

  • Đề xuất và kiến nghị những vấn đề liên quan đến việc xuất nhập hàng hóa tồn kho và quy trình quản lý kho của doanh nghiệp.

3.4 Người quản lý trực tiếp

  • Kế toán tổng hợp: Làm việc trực tiếp cùng mọi bộ phận kế toán trong doanh nghiệp và là trợ lý đắc lực cho kế toán trưởng, cùng tham mưu với kế toán trưởng về quy trình, tổ chức, vận hành bộ máy kế toán của công ty.
  • Kế toán kho: kế toán kho là người làm việc trực tiếp cùng kế toán doanh thu, kế toán hàng hóa, kế toán thanh toán… và chịu sự quản lý trực tiếp của kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng.

4. Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập

Khi công ty mới thành lập, có rất nhiều thủ tục cần kế toán hoàn thiện ngay sau đó để giúp doanh nghiệp đi vào hoạt độg ổn định và đúng pháp lý. Sau đây, Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến quý khách hàng 9 công việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập:


4.1 Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố thông tin lên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục đúng quy định.

4.2 Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của công ty

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.

Sau khi làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. 

4.3 Đăng ký chữ ký số điện tử cho công ty

Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu, tài liệu (văn bản: word, excel, pdf, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu, tài liệu đó. Hiện nay chữ ký số được coi như con dấu điện tử của doanh nghiệp.

Chữ ký số doanh nghiệp được cấp phép từ các cơ quan được quyền cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,… Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chữ ký số để thực hiện các thủ tục online về sau thuận tiện và dễ dàng.

4.4 Kê khai và đóng thuế môn bài

Tiếp theo là thực hiện việc kê khai thuê và đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp. Tùy vào mức vốn điều lệ đăng ký doanh nghiệp mà thực hiện kê khai, đóng thuế theo quy định.

4.5 Đăng ký phương pháp kê khai và nộp thuế cho công ty

Doanh nghiệp tiến hành đăng ký nộp tờ khai thuế qua mạng. Hồ sơ khai, quyết toán thuế thường được tính theo tháng, quý và năm. Tùy vào ngành nghề, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp kê khai và nộp thuế phù hợp.

4.6 Mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty

Mỗi doanh nghiệp cần có một tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch trong kinh doanh. Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu riêng về hồ sơ đăng ký tài khoản ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Vì thế bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ để đăng ký mở tài khoản ngân hàng.

Theo khoản 1 Điều 53 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bằng việc gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cập nhật tài khoản ngân hàng.

4.7 Đăng ký sử dụng hóa đơn và phát hành hóa đơn VAT

Việc tiếp theo là doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn.

4.8 Treo biển tên tại trụ sở công ty

Việc treo bảng tên tại trụ sở công ty cũng phải đáp ứng những quy định của pháp luật. Các hành vi phạm quy định về biển hiệu sẽ có những mức phạt quy định riêng. Vì thế doanh nghiệp nên lưu ý.

Trên bảng tên công ty phải có đầy đủ những thông tin của doanh nghiệp như:

  • Biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có)
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Địa chỉ, điện thoại.

4.9 Thủ tục BHXH, BHYT, Thuế TNCN (nếu có lao động)

Cuối cùng là nếu doanh nghiệp có sử dụng lao động thì phải đăng ký đầy đủ những quyền lợi cho công nhân viên lao động thông qua hợp đồng và đồng thời đóng thuế tncn theo đúng quy định.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng mà mỗi cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty đều phải trải qua, nếu bạn quá bận rộn, bạn không phải là một người có chuyên môn ở lĩnh vực này thì nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty để đảm bảo mang lại kết quả công việc và giảm thiểu mọi rủi ro trong kinh doanh.

5. Công ty tư vấn kế toán thuế Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín, chất lượng tại TPHCM được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Với 19 năm hoạt động trong ngành Kế toán – Thuế, Tân Thành Thịnh đã hỗ trợ và đồng hành cùng 20.000 doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề liên quan đến sổ sách, kế toán, thuế và những vấn đề liên quan.


Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh có năng lực chuyên môn cao, luôn tận tâm hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất và có trách nhiệm trong công việc giúp hạn chế mọi rủi ro, đảm bảo quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước. 

Hơn thế nữa, Tân Thành Thịnh còn là đại lý thuế trực tiếp của chi cục thuế tại tphcm, giúp quý khách hàng xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, Tân Thành Thịnh luôn đồng hàng cùng doanh nghiệp xử lý những vấn đề phát sinh nhanh chóng, đảm bảo.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ kế toán uy tín? Bạn đang muốn tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và đảm bảo chính xác hồ sơ, chứng từ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé. Dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh là giải pháp phù hợp cho mọi doanh nghiệp hiện nay.

5.1 Các gói dịch vụ kế toán công ty dịch vụ

Có 3 gói dịch vụ kế toán công ty dịch vụ bạn có thể lựa chọn là: kế toán dịch vụ theo tháng, kế toán dịch vụ theo quý, kế toán dịch vụ trọn gói theo năm. Mỗi gói dịch vụ có những đặc trưng riêng, tùy vào nhu cầu của cửa hàng mà có sự lựa chọn phù hợp.

a) Dịch vụ kế toán theo tháng: 

Dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng dành cho doanh nghiệp đăng ký thực hiện báo cáo theo tháng, các doanh nghiệp có quy mô lớn, các hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, cần xử lý hồ sơ chứng từ hằng ngày để đảm bảo tính chính xác cũng như cân đối kịp thời.

Ưu điểm: Nhanh, chính xác, đảm bảo tiến độ và khối lượng công việc lớn. Hồ sơ chứng từ doanh nghiệp được xử lý đúng pháp luật, rõ ràng. Dễ dàng truy xuất dữ liệu khi cần.

b) Dịch vụ kế toán theo quý: 

Dịch vụ báo cáo thuế hàng quý dành cho các doanh nghiệp đăng ký báo cáo theo quý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động chưa có nhiều chi phí phát sinh, chứng từ ít. 

Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp hoạch định và hoàn thành mọi nghiệp vụ liên quan đến kế toán, báo cáo thuế đúng quy định, yêu cầu của nhà nước. Xử lý các vấn đề khác liên quan một cách nhanh chóng. Tiết kiệm thời gian, chi phí.

c) Dịch vụ kế toán theo năm: 

Dịch vụ báo cáo thuế năm dành cho các doanh nghiệp muốn đồng bộ mọi giấy tờ kế toán và cần người đại diện doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, pháp lý doanh nghiệp…. Ưu điểm: Giảm thiểu mọi rủi ro, các vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp.

Ngoài những gói dịch vụ kế toán trên, Tân Thành Thịnh còn cung cấp dịch vụ kế toán khác như là: kế toán trưởng, báo cáo thuế theo tháng, quý, năm, dịch vụ bảo hiểm xã hội, dịch vụ kế toán theo yêu cầu nghiệp vụ riêng….. Tùy theo nhu cầu, quý khách hàng có thể lựa chọn gói dịch vụ kế toán phù hợp với doanh nghiệp.

5.2 Chính sách, cam kết

Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ khách hàng trong mọi dịch vụ, Tân Thành Thịnh cam kết:

  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, pháp lý.
  • Hồ sơ, chứng từ chính xác, minh bạch và đúng pháp luật.
  • Chi phí hợp lý, không phát sinh thêm.
  • Thực hiện hồ sơ, sổ sách đúng thời gian quy định.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, ban ngành nhà nước.

Với những thông tin về kế toán tổng hợp, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề kế toán hoặc các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0909 54 8888 hoặc thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

>> Các bạn xem thêm kế toán thương mại là gì

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com