Trang chủ

Tư vấn doanh nghiệp

Tôn lợp mái

Du lịch Hải Đăng

Vật liệu XD

Khẩu trang Y tế

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không? Tân Thành Thịnh

5.0/5 (1 votes)
- 9

Đối với những người ít vốn muốn ra kinh doanh đa số đều lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, đối với hình thức hộ kinh doanh cá thể sẽ có những quy định cũng như những đặc điểm không giống với các loại hình doanh nghiệp khác.  Vậy hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không? 

Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

 Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây Tân Thành Thịnh sẽ trả lời các bạn về vấn đề này cũng như những thông tin xoay quanh về hộ cá thể, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Hộ kinh doanh là gì?

Hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, hộ kinh doanh hiện là mô hình kinh doanh phổ biến trên thị trường hiện nay. Để biết hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu hộ kinh doanh là gì nhé!

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. 

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”


1.1 Đặc điểm hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm như sau:

a) Chủ hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh cá thể chủ hộ kinh doanh có thể là:

  • 1 cá nhân làm chủ
  • Nhóm người gồm các cá nhân là công dân đủ 18 tuổi của Việt Nam. Với đầy đủ năng lực hành vi dân sự để làm chủ.
  • Hoặc một hộ gia đình.

Đối với hộ kinh doanh cho một cá nhân làm chủ, cá nhân ấy sẽ có toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của hộ (giống như chủ doanh nghiệp tư nhân).

Đối với hộ kinh doanh do 1 nhóm người hay 1 hộ gia đình làm chủ, toàn bộ hoạt động kinh doanh do các thành viên quyết định. Họ sẽ cử một người làm đại diện để tiến hành các giao dịch với bên ngoài.

b) Chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ

Các cá nhân hoặc 1 nhóm người hay 1 hộ gia đình làm chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh chung của hộ.

c) Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Do chế độ chịu trách nhiệm của hộ kinh doanh là vô hạn nên hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện mình là pháp nhân. Vì thế, hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân.

d) Nghề nghiệp hoạt động có tính chất thường xuyên

Cũng theo quy định tại Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh có thể khẳng định là mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên. Tức là hộ kinh doanh hoạt động chuyên nghiệp, những khoản thu nhập chính đều phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh này.

1.2 Quy định về hộ kinh doanh cá thể

Việc thành lập hộ kinh doanh cá thể cũng cần phải đáp ứng theo những quy định sau đây: 

  • Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được thành lập một hộ kinh doanh duy nhất trên phạm vi toàn quốc.
  • Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
  • Phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh theo đúng quy định.

1.3 Vậy hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Qua những đặc điểm của hộ kinh doanh chúng ta có thể thấy: Hộ kinh doanh cá thể không có đủ tư cách pháp nhân, không có hình dấu tròn, áp dụng chế độ thuế khoán, không viết hóa đơn GTGT, không làm báo cáo tài chính cho sở thuế cũng như không ký kết các hợp đồng kinh tế. 

Trong khi đó doanh nghiệp thì được pháp luật quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về số vốn, chế độ thuế và dấu tròn doanh nghiệp và được ký kết các hợp đồng kinh tế.

Theo đó, Hộ Kinh Doanh KHÔNG PHẢI là một loại hình DN.  Tuy nhiên, hộ kinh doanh vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Hộ kinh doanh cá thể là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, đem lại thu nhập không nhỏ cho người lao động.

2. So sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh, bạn cần đánh giá kĩ từng loại hình đăng ký. Trong điều kiện cụ thể của bản thân thì thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp có lợi hơn. Bởi vì hộ kinh doanh và doanh nghiệp có những quy định, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành hoàn toàn khác nhau. 

Dưới đây là những so sánh về hộ kinh doanh và doanh nghiệp trên nhiều phương diện để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất.


2.1 Điểm giống nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp 

  • Không có tư cách pháp nhân (Lưu ý: loại hình doanh nghiệp tư nhân cung không có tư cách pháp nhân theo quy định)
  • Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (chỉ đối với doanh nghiệp tư nhân)
  • Đều phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Không kinh doanh theo các hành vi bị cấm của pháp luật

2.2 Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp 

a) Thủ tục hành chính

  • Doanh nghiệp: Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/tp nơi đặt trụ sở.
  • Hộ kinh doanh gia đình: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể dễ dàng, gọn nhẹ hơn chỉ cần đăng ký kinh doanh ở cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

b) Chế độ chịu trách nhiệm

  • Doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm hữu hạn với số vốn đã cam kết góp vào công ty. (trừ doanh nghiệp tư nhân)
  • Hộ kinh doanh: Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân với mọi nghĩa vụ của hộ trong quá trình hoạt động kinh doanh.

c) Tư cách pháp nhân

  • Doanh nghiệp: Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân)
  • Hộ kinh doanh: Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu

d) Sổ sách chứng từ

Doanh nghiệp: DN phải thực hiện các sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định của cơ quan quản lý.

Hàng tháng hoặc quý, doanh nghiệp cần báo cáo về tình hình biến động lao động, nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, nộp tờ khai giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, đóng phí công đoàn dù doanh nghiệp có hay chưa có tổ chức công đoàn…

Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh không cần phải thực hiện những công việc của kế toán hàng tháng. Chỉ cần thực hiện chế độ chứng từ kế toán gọn nhẹ, đơn giản.

e) Thuế phí

Doanh nghiệp: phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo luật định. Các loại thuế doanh nghiệp nhỏ cần phải đóng như: khi mới thành lập đóng thuế môn bài. Hàng tháng, quí phải khai, nộp, quyết toán Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và các loại thuế khác nếu có như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh chỉ phải nộp những loại thuế như thuế GTGT, thuế TNCN, thuế môn bài dưới hình thức thế khoán.

f) Về xuất hóa đơn

  • Doanh nghiệp: Có thể xuất hóa đơn đỏ tức hóa đơn GTGT.
  • Hộ kinh doanh gia đình: Không được xuất hóa đơn đỏ, nếu muốn xuất hóa đơn, chủ hộ phải lên cơ quan thuế quản lý mua hóa đơn bán hàng trực tiếp.

g) Khả năng huy động vốn

- Doanh nghiệp: Vốn góp của thành viên, vốn vay, phát hành trái phiếu, cổ phiếu hoặc huy động vốn góp thành viên mới

- Hộ kinh doanh: Vốn góp của thành viên, vốn vay.

Việc lựa chọn đúng hình thức kinh doanh ngay từ đầu sẽ tránh được các thủ tục hành chính rườm rà trong việc chuyển đổi loại hình: Tài sản, thương hiệu, hạch toán kế… 

Vì thế, nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh thì có thể liên hệ Tân Thành Thịnh qua hot line: 0909.54.8888  để được tư vấn cụ thể.

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Hiện nay khi muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thì phải nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa/ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - thủ tục hành chính trong Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.


Các bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện thủ tục theo đúng quy định. Nếu chưa có kinh nghiệm các bạn có thể sẽ lúng túng và mất nhiều thời gian trong khâu thực hiện thủ tục. Vì thế, để đơn giản hóa thủ tục thành lập hộ kinh doanh cho mình các bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể của Tân Thành Thịnh.

Công ty Tư vấn Thành lập doanh nghiệp Thuế - Kế toán Tân Thành Thịnh tự hào là đơn vị với hơn 19 năm kinh nghiệm trên thị trường, chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.

a) Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh tại Tân Thành Thịnh:

  • Được tư vấn tất cả những thủ tục, giấy tờ cần thiết và giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan đến Luật và thuế dành cho Hộ kinh doanh.
  • Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp nhanh cho quý khách hàng đúng quy định pháp luật;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn, giải đáp và hỗ trợ khách hàng toàn bộ các thắc mắc về pháp lý trong quá trình hoạt động, kinh doanh.

b) Cam kết

  • Dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
  • Mọi thủ tục đều được thực hiện theo đúng quy định
  • Chi phí hợp lý, cạnh tranh
  • Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình

4. Các câu hỏi thường gặp về hộ kinh doanh

Dưới đây là một số thắc mắc của khách hàng gửi về Tân Thành Thịnh xoay quanh vấn đề Hộ kinh doanh cá thể, Tân Thành Thịnh xin được chia sẻ cùng các bạn để có thêm những thông tin tổng quan hơn.

4.1 Hộ kinh doanh có mã số thuế không?

Trả lời: Có

Hộ kinh doanh là đối tượng “bắt buộc” phải nộp thuế do đó sẽ được cấp mã số thuế theo quy định của pháp luật.

Khi phát sinh các hoạt động kinh doanh, cá nhân chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh sử dụng mã số thuế để kê khai, nộp theo quy định của pháp luật.

4.2 Hộ kinh doanh có con dấu không?

Trả lời: Không có con dấu pháp nhân (dấu tròn)

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không thể có con dấu pháp nhân hay được phép đăng ký mẫu dấu.

Tuy nhiên, hộ kinh doanh có thể sử dụng dấu vuông, dấu chữ ký, dấu logo thay nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin doanh nghiệp.

4.3 Hộ kinh doanh có xuất hóa đơn đỏ được không?

Trả lời: Không

Hộ kinh doanh cá thể không phải là đối tượng được khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Điều này đồng nghĩa rằng: các hộ kinh doanh cá thể sẽ không được xuất hóa đơn đỏ.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không? Hy vọng, thông qua bài viết này các bạn có thêm những thông tin hữu ích, mọi nhu cầu cần tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh các bạn vui lòng liên hệ:

>> Các bạn xem thêm doanh nghiệp tư nhân là gì

Thông tin liên hệ

  • 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • Điện thoại: 028.3985.8888
  • Hotline: 0909.54.8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com