Trang chủ

Tư vấn doanh nghiệp

Tôn lợp mái

Du lịch Hải Đăng

Vật liệu XD

Khẩu trang Y tế

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Thành lập công ty may mặc cầu điều kiện và thủ tục như thế nào?

5.0/5 (1 votes)

Tại Việt Nam thị trường may mặc thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức thành lập công ty may mặc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Thành lập công ty may mặc

1. Công ty may mặc là gì?

May mặc là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện đăng ký thành lập công ty may mặc với ngành nghề phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là đã có thể thực hiện kinh doanh.  

Vậy thủ tục thành lập công ty may mặc bao gồm những gì? Những mã ngành của lĩnh vực sản xuất hàng may mặc như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.1 Nhóm mã ngành sản xuất may mặc

Về điều kiện thành lập công ty may mặc thì hiện nay việc thành lập công ty may mặc theo quy định hiện hành không yêu cầu điều kiện về năng lực, bằng cấp, vốn hay các điều kiện khác.

Nhưng điều cần lưu ý khi thành lập công ty may mặc là mã ngành kinh doanh. Vì trong lĩnh vực may mặc có khá nhiều ngành nghề, nên doanh nghiệp hãy chọn mã ngành phù hợp nhất với khả năng kinh doanh của mình.

STT Tên Ngành Mã Ngành
1 Sản xuất sợi  1311
2 Sản xuất vải dệt thoi 1312
3 Hoàn thiện sản phẩm dệt  1313
4 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác  1321
5 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)  1322
6 Sản xuất thảm, chăn đệm  1323
7 Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu  1329
8 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)  1410
9 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú  1420
10 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc  1430
11 Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú 1511
12 Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm  1512
13 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép  4641
14 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu.
Chi tiết: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt

– Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép
4669
15 Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh  4751
16 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh  4771


1.2 Các bước thành lập công ty may mặc

Để thành lập  công ty may mặc bạn cần tiến hành làm hồ sơ, thủ tục để xin Giấy phép đăng ký kinh doanh.


a) Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

b) Thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp

Việc chọn loại hình doanh nghiệp phụ thuộc vào số lượng thành viên tham gia sáng lập công ty may mặc. Tùy theo loại hình doanh nghiệp được lựa chọn mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty cần chuẩn bị Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu phù hợp. 

Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp mà khi thành lập công ty cần phải lựa chọn 1 loại hình phù hợp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh.

Bước 2: Hoàn tất và nộp hồ sơ thành lập công ty

Điền đầy đủ thông tin cũng như hoàn tất bộ hồ sơ sau đó nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ và sau đó cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp. Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty để có thể đưa công ty đi vào hoạt động.

c) Thủ tục sau thành lập công ty

Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty đó là:

  • Đăng công bố thành lập doanh nghiệp lên Cổng thông tin điện tử Quốc gia.
  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Khắc con dấu và công bố con dấu mẫu
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In và đặt in hóa đơn;
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

3. Nên lựa chọn đăng ký kinh doanh hộ cá thể hay công ty may mặc?

Đây là một trong những lựa chọn quan trọng nhất khi mà các bạn có ý định kinh doanh.  Để lựa chọn một trong 2 hình thức này đầu tiên các bạn nên xác định được số lượng nhân viên, quy mô của mình khi kinh doanh. Và phân tích những ưu nhược điểm của từng loại hình này.


3.1 Đối với hộ kinh doanh may mặc

a) Ưu điểm:

  • Phù hợp với những người lần đầu tiên tham gia công việc kinh doanh với quy mô nhỏ, mà không có phương hướng mở rộng công việc kinh doanh của mình trong tương lai.
  • Chế độ nghiệp vụ kế toán nhanh, gọn, đơn giản không rắc rối.

b) Hạn chế:

  • Không có tư cách pháp lý và chủ hộ phải có trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình;
  • Ít tạo dựng được lòng tin của khách hàng khi lần đầu làm việc;
  • Bị hạn chế số lượng thuê lao động, không được thuê quá 10 người;
  • Chỉ đăng ký kinh doanh tại 1 địa bàn trên cả nước, không được mở thêm chi nhánh.

3.2 Đối với công ty may mặc

a) Ưu điểm

  • Có tư cách pháp lý rõ ràng;
  • Dễ dàng có được sự tin tưởng với khách hàng khi làm việc vì có hợp đồng rõ ràng;
  • Không giới hạn số lượng lao động làm việc;
  • Không giới hạn về quy mô và nguồn vốn, địa điểm kinh doanh.

b) Khó khăn

  • Yêu cầu về trình độ kế toán, phức tạp dành cho người mới khởi nghiệp mà không biết về nghiệp vụ kế toán.

Tuy nhiên, nếu các bạn muốn nhắm đến những khách hàng lớn hay mong muốn mở rộng thị trường thì nên thành lập công ty may mặc.

Như vậy, qua những phân tích trên các bạn chắc hẳn đã biết được mình phù hợp với loại hình kinh doanh nào rồi phải không. 

Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, các bạn có thể liên hệ với công ty Tân Thành Thịnh để được tư vấn cụ thể hoặc sử dụng dịch vụ thành lập công ty may mặc của Tân Thành Thịnh để các bạn không phải mất thời gian để thực hiện thủ tục thành lập công ty, chúng tôi sẽ thay mặt bạn hoàn tất các thủ tục trong thời gian nhanh nhất có thể và đúng theo quy định của Pháp luật.

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thành là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp. Các thủ tục hồ sơ đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và phát triển tốt.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký thành lập công ty, Tân Thành Thịnh đã trở thành địa chỉ tin cây được nhiều khách hàng “chọn mặt gửi vàng” để đồng hành trong việc xử lý hồ sơ chứng từ khi thành lập và vận hành doanh nghiệp.

3.1 Quy trình thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh

Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng hoàn toàn an tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

3.2 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin về bài viết thành lập công ty, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ thành lập công ty thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

>> Các bạn xem thêm doanh nghiệp tư nhân là gì

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN